ÔN TẬP 6 CHUYÊN ĐỀ TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12

 

ÔN TẬP 6 CHUYÊN ĐỀ  TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12




Các câu trắc nghiệm Sóng và Ánh Sáng – Vật lý 12

Cùng gửi đến mọi người các câu trắc nghiệp giúp ôn tập chương 5: Sóng Ánh Sáng – Vật lý 12.
Các câu trắc nghiệp được sử dụng trong các kỳ THPT Quốc Gia.
Chuyên đề 1: Tán sắc ánh sáng.
Chuyên đề 2: Giao thoa với nguồn là ánh sáng đơn sắc.
Chuyên đề 3: Giao thoa với nguồn có hai ánh sáng đơn sắc.
Chuyên đề 4: Giao thoa với nguồn là ánh sáng trắng.
Chuyên đề 5: Các loại quang phổ.
Chuyên đề 6: Các loại bức xạ điện từ


Download tài liệu: tại đây


 Học sinh thường học vẹt, học thuộc lòng nội dung bài học nhưng không biết tổng hợp, phân tích, so sánh. Nhiều học sinh còn học tủ, học không bao trùm hết nội dung chương trình phải ôn để kiểm tra.
 IV. Một số vấn đề cần thiết để rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn vật lý lớp 12:
1. Về phía giáo viên:
- Một là, phải trình bày nội dung bài học theo bố cục dễ học, dễ nhớ, dễ phân biệt, so sánh các hiện tượng.
- Hai là,phải dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để các em có thể dễ dàng xử lý mọi tình huống khác nhau
- Ba là: sau mỗåi bài học, phải đưa ra câu hỏi trắc nghiệm củngcố.
- Bốn là:sau mổi chương, ta hệ thống lại phương pháp giải từng dạng bài tập, đồng thời phát tài liệu ôn tập chương dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Nội dung dàn trải kháp mọi phần, mọi bài và khai thác thật triệt để tất cả các dạng bài tập. Học sinh về nhà giải. Đến giờ giải bài tập hoặc giờ phụ đạo,giáo viên yêu cầu một loạt bốn học sinh lên chia bảng ra và trình bày cách làm và chọn đáp án đúng phần bài mà giáo viên giao cho từng em. Sau đó giáo viên nhận xét cách giải, tốc độ làm bài và đưa ra kỹ năng, kỹ xảo khi làm bài.
- Năm là: Tất cả các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đều soạn theo phương pháp trắc nghiệm nhều lựa chọn.
- Sáu là: Phải có kỹ năng soạn bài trắc nghiệm. Khi soạn bài trắc nghiệm cần xác định mục đích của bài trắc nghiệm như: thăm dò khả năng, năng lực riêng biệt của các học sinh trong một nhóm; xác định những mặt mạnh yếu của một nhóm học sinh ở một lĩnh vực nhất định; đánh giá mức độ kiến thức kỹ năng thái độ học sinh đạt được khi học một phần nhất định của chương trình dạy. Nội dung của bài trắc nghiệm phụ thuộc vào mục đích sử dụng nó, sau đó xác định cấu trúc nội dung bài trắc nghiệm đó. Nếu có sẳn những bài trắc nghiệm để lựa chọn, giáo viên có thể căn cứ vào mục đích đã xác định để chọn bài trắc nghiệm có nội dung phù hợp. Nếu giáo viên tự xây dựng bài trắc nghiệm thì cần phải xác định cấu trúc bằng cách dự kiến số lượng, phân phối cho từng chủ đề 
- Bảy là: Khi viết câu trắc nghiệm thì vấn đề quan trọng nhất là câu trắc nghiệm soạn thảo ra phải phát hiện, đo, đánh giá được những điều giáo viên cần biết qua trắc nghiệm. Khi viết câu trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời để chọn (MCQ)-loại câu trắc nghiệm được sử dụng trong các kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học hiện nay ở bộ môn vật lý-cần nên tuân theo các quy tắc sau:
	+ Quy tắc thứ nhất: phần chính hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rỏ ràng một vấn đề. Các câu trả lời để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu. Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được xắp chung một chỗ.
	+ Quy tắc thứ hai: Phần chính hay câu dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn. Muốn tiết kiệm khoảng in câu hỏi và thời gian gian cho học đọc câu hỏi, các chi tiết cần thiết nên được sắp xếp vào phần chính, hay câu dẫn, để câu trả lời chọn lựa được ngắn.
	+ Quy tắc thứ ba: nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết. Khi mục đích câu hỏi không phải để trắc nghiêm khả năng nhận biết sự kiện chính trong một đoạn văn chúng ta nên loại bỏ những chữ nào không cần thiết để diển đạt ý nghĩa câu hỏi.
	+ Quy tắc thứ tư: Nên có 4 phương án trả lời cho moiã câu hỏi. Nếu ít hơn yếu tố may rủi tăng lên. Nếu có quá nhiều phương án để lựa chọn, chúng ta khó tìm được câu trả lời hay làm câu nhiễu, và học snh cũng mất nhiều thời gian hơn để đọc câu hỏi.
	+ Quy tắc thứ năm: Nên tránh hai thể phủ định liên tiếp như hai chữ “ không” trong một câu hỏi.
	+ Quy tắc sáu: Các câu trả lời để lựa chọn để có vẻ hợp lý. Nếu một câu phương án chọn sai hiển nhiên học sinh sẽ loại dể dàng.
	+ Quy tắc bảy: Phải chắc chăn chỉ có một câu trả lời đúng. Khi viết câu hỏi nên mời các giáo viên khác trong trường đọc lại để góp ý sửa chữa các điểm sai lầm hay những chỗå tối nghĩa.
+ Quy tắt tám: Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh luận, ý nêu trong câu hỏi phải đườc xác định về nguồn gốc hay phải định rỏ chuẩn để xét đoán. Tuy nhiên cần chú ý rằng ý kiến của giáo viên chưa chắc giống ý kiến của học sinh hay ý kiến của các giáo viên khác.
+ Quy tắc chín: Độ dài các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn phải có gần bằng nhau. Không để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án trả lời khác. 
+ Quy tắ¨c mười: Các câu trả lời trong các phương án để lựa chọn phải đồng nhất vớøi nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là đồng từ, tính từ.
+ Quy tắc mười một: Không nên đặt những vấn đề không xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi.
+ Quy tắc mười hai: Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết suy luận hay khả năng áp dụng các nguyên lý vào những trường hợp mới nên được trình bày dưới hình thức mới. Nếu các ví dụ trong câu hỏi giống hay tương tự các ví dụ cho trong sách giáo khoa hoặc đã trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí nhớ hơn là nhờ các khả năng tư duy ở mức độ cao khác mà chúng ta cần thẳm định.
+ Quy tắc mười ba: lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời.
+ Quy tắt mười bốn: Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phương án cho sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu là câu trả lời đúng nhất. Khi chỉ có hai câu trái nhau trong số các phương án cho sẵn để chọn, thí sinh sẽ nghĩ không lẽ cả hai câu đều sai nên chỉ tập trung vào một trong hai câu này. Như vậy, câu hỏi có dạng như chỉ hai phương án trả lời cho sẳn để chọn. Do đó, chúng ta có thể cho 4 câu trả lời cho sẵún có ý nghĩa đối nhau từng đôi một.
+ Quy tắc mười lăm: Cẩn thận khi dùng các từ “không câu nào trên đây đúng” hoặc “tất cả các câu trên đây đều đúng” như một trong những phương án trả lời để chọn, vì về phương diện văn phạm các mệnh đề này thường không ăn khớp với các câu hỏi. Nếu thí sinh biết chắc hai trong các phương án trả lời đã cho là đúng thí sinh sẽ chọn “Không câu nào trên đây đúng” hoặc “Tất cả các câu trên đây đều đúng”để trả lời. Do đó, nếu được dùng các mệnh đề trên phải được sử dụng nhiều lần như các câu hỏi khác, trong ý nghĩa đúng cũng như trong ý nghĩa sai.
+ Quy tắc mười sáu: câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương nhau.
+ Quy tắc mười bảy: khi dùng một từ có ý nghĩa phủ định, chúng ta nên gạch dưới hoặc nghiêng, đậm để học sinh chú ý hơn.
2. Về phía học sinh: học sinh cần phải lưu ý:
- Một là: Học toàn bộ nội dung môn học không học tủ, học đoán. Tuy nhiên không phải học thuộc lòng như việc chuẩn bị kiểm tra tự luận trước đây. Học phải hiểu kĩ nội dung của các kiến thức cơ bản, nhớ định luật, định nghĩa, nguyên lí, công thức, tính chất, ứng dụng đặc biệt là những nội dung đã được tổng kết sau mỗiã bài ,mỗi chương của sách giáo khoa hoăïc của thầy cô giáo; nắm vững kỹ năng giải bài tập.
 - Hai là: Để tránh sơ suất khi làm bài trắc nghiệm môn vật lý,không sa vào “bẫy” của các phương án gây nhiễu và chọn được đúng câu cần chọn,cần lưu ý những điểm sau đây:
 + Điểm thứ nhất: Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn đễ có thễ nắm thật chắc nội dung đề yêu cầu trả lời.
* Ví dụ: môt tia sáng đi tới một mặt gương với góc tới bằng 35o. góc giữa tia tới và tia phản xạ là:
A:35o B:0o C:90o D:70o
Đây là một câu dễ, nhưng nếu các em vội vàng, không đọc hết các từ của phần dẫn chỉ chú ý tơiù các từ “góc tới”và “phản xạ” thì có thể vội 
nghĩ là phần dẫn cho biết góc tới và yêu cầu xác định góc phản xạ.Trong bốn phương án trên, phương án đầu chính là độ lớn của góc phản xạ,phù hợp với ý nghĩ vội vàng các em và dễ đưa các em vào bẫy.
+ Điểm thứ hai:Khi đọc phần dẫn cần chú ý đến các từ phủ định như “ không”, “không đúng”, “sai”,
* Ví dụ: Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào:
A. Chiều dài dây treo. B. Vĩ độ địa lý.
B.Khối lượng quả nặng. C. Gia tốc trọng trường.
Nếu các em không chú ý đến từ phủ định “không” trong phần dẫn thì sẽ hiểu nhầm phần dẫn hỏi chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào những yếu tố nàovà sẽ bị phương án A của phần lựa chọn lôi cuốn ngay.
+ Điểm thứ ba: Đọc tất cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn, không bỏ một phương án nào. Hết sức tránh tình trạng vừa đọc một phương án các em cảm thấy đúng và dừng ngay không đọc tiếp các phương án còn lại. Trong ví dụ trên,ngay cả khi không chú ý đến từ “không” nhưng nếu các em cẩn thận đọc tát cả các phương án lựa chọn thì có thể tìm thấy ba phương án đúng. Khi đó buộc thí sinh phải suy nghĩ lại, dọc lại phần dẫn và tìm ra phương án cần lựa chọn.
- Ba là: Hết sức khẩn trương tiết kiệm thời gian,vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.
- Bốn là: Nên làm bài từ câu số 1 làm tới,quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề những câu chưa làm được,lần lượt thực hiện đến câu cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu tạm thời đã bỏ qua. Lưu ý trong khi thực hiện vòng hai cũng hết sức khẩn trương, nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba,nếu còn thời gian..
- Năm là: khi làm một câu trắc nghiệm,phải đánh để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.
- Sáu là: Làm đến câu trắc nghiệm nào các em dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trả lời đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi ròi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.
- Bảy là: Khi tô đen vào ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; đối với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô một ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, các em dùng tẩy tẩy thật sạch .
V: Kết quả:
Trong quá trình thực hiện việc rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghệm khách quan môn vật lý lớp 12. kết quả bài thi học kỳ I ở những lớp tôi nghiên cứu như sau:
- Số câu hỏi là 40 câu xáo thành 4 đề 
- Số câu trả lời đúng
 + Từ 11 – 13 câu là 10%
 + Từ 14 – 17 câu là 10% 
 + Từ 18 – 21 câu là 47%
 + Từ 22 – 25 câu là 13%	
 + Từ 26 – 29 câu là 12%
 + Từ 30 – 33 câu là 5%
 + Từ 34 – 40 câu là 3%

TRANG CHỦ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 TẠI ĐÂY


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG PHÁ TIẾNG ANH 3

BÍ QUYẾT LÀM TRẮC NGHIỆM TIẾNG ANH ĐẠT ĐIỂM CAO

KHOANH LỤI KHOA HỌC MÔN LỊCH SỬ

CÔNG PHÁ TIẾNG ANH 2

bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng anh thật tốt

2430 CÂU HỎI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TIẾNG ANH

5 lưu ý để đạt điểm cao bài thi Địa lý